Các sản phẩm xi mạ chóa đèn pha xe máy, xe hơi phổ biến hiện nay
Trong số những sản phẩm sử dụng công nghệ xi mạ chân không phổ biến hiện nay thì chóa đèn được biết đến là mặt hàng có nhiều loại sản phẩm đa dạng. Và hầu hết các cơ sở sản xuất những loại chóa đèn này đều ưu tiên ứng dụng công nghệ xi mạ chân không vào trong giai đoạn hoàn thiện cuối cùng.
So với các kỹ thuật xi mạ khác, xi mạ chân không có nhiều ưu điểm thiết thực hơn hẳn. Chính vì thế, công nghệ xi mạ này hiện đang rất được ưa chuộng và được nhiều cơ sở sản xuất chóa đèn pha, xe máy và xe hơi tại Sài Gòn lựa chọn.
Vậy chóa đèn được xi mạ chân không có những ưu điểm gì nổi bật? Quy trình xi mạ chân không chóa đèn gồm các bước nào? Và cơ sở xi mạ chân không chóa đèn chất lượng tại Sài Gòn ở đâu? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.
Các ưu điểm của công nghệ xi mạ chân không chóa đèn
Cũng tương tự như các hình thức xi mạ khác, xi mạ chân không là quá trình phủ một lớp bảo vệ lên toàn bộ bề mặt vật phẩm xi. Quá trình này nhằm mục đích gia tăng độ thẩm mỹ, bắt mắt và độ bền từ đó kéo dài tuổi thọ của sản phẩm. Bên cạnh đó, xi mạ chân không là hình thức xi mạ được đánh giá cao nhờ vào việc ứng dụng các máy móc và trang thiết bị tiên tiến và đặc biệt là không hề gây ô nhiễm môi trường.
Với việc sử dụng kỹ thuật và quy trình hiện đại đạt chuẩn quốc tế, công nghệ xi mạ chân không hiện nay đã có thể ứng dụng với đa dạng nhiều loại sản phẩm. Một số mặt hàng sử dụng công nghệ xi mạ chân không phổ biến hiện nay có thể kể đến như vật phẩm tâm linh và trang trí, gót giày cao gót nữ, nắp hũ mỹ phẩm và chóa đèn các loại.
Trong số những sản phẩm phổ biến kể trên thì chóa đèn là một trong những mặt hàng mà gần như được ứng dụng hoàn toàn công nghệ xi mạ chân không. Điều này không gây quá nhiều ngạc nhiên bởi việc xi mạ chân không chóa đèn hiện đại này mang lại nhiều ưu điểm vượt trội cho các sản phẩm.
Các sản phẩm chóa đèn sử dụng công nghệ xi mạ chân không hiện nay bao gồm:
- Chóa đèn pha: dùng trong các hệ thống chiếu sáng nội thất hoặc đường phố
- Chóa đèn xe máy: được lắp đặt trong các cụm đèn trên xe máy
- Chóa đèn xe hơi: áp dụng nhiều tiêu chuẩn xi đa dạng tùy vào hệ thống ánh sáng của mỗi loại xe hơi khác nhau
Tuy vẫn có thể sử dụng các kỹ thuật xi mạ truyền thống khác nhưng với kỹ thuật xi mạ chân không chóa đèn, các sản phẩm trên sẽ cho các tia sáng lan tỏa đồng đều hơn, tăng khả năng tập trung ánh sáng cao hơn. Nhờ vậy, các chóa đèn sử dụng công nghệ xi mạ chân không sẽ giảm thiểu tình trạng thất thoáng, giúp ánh sáng chiếu với cường độ cao và cải thiện độ phản chiếu cao hơn gấp 3-4 lần so với bình thường.
Quy trình xi mạ chân không chóa đèn pha, xe máy và xe hơi
Để sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội trong việc cải thiện chất lượng ánh sáng như vậy, các sản phẩm chóa đèn xi mạ chân không luôn phải trải qua quy trình gồm nhiều giai đoạn thực hiện kỹ lưỡng.
Đánh giá và chuẩn bị
Việc đánh giá sơ bộ sản phẩm là giai đoạn đầu tiên nhưng đóng vai trò vô cùng quan trọng trước khi bắt đầu quá trình xi mạ chân không bất kỳ sản phẩm nào. Riêng với các loại chóa đèn, tùy vào vật phẩm xi là chóa đèn pha đơn thuần hay chóa đèn xe máy hoặc xe hơi, cũng đều đòi hỏi quá trình đánh giá chính xác.
Người thực hiện cần phải nắm rõ các đặc điểm, tính chất liên quan đến chất liệu, kích thước, hình dáng và bề mặt của từng loại chóa đèn. Những thông tin này sẽ giúp ích cho việc xác định các thông số xi mạ và số liệu kỹ thuật phù hợp nhất. Đồng thời, chuẩn bị nguồn nguyên vật liệu và thiết lập các chỉ số vận hành cho máy móc, thiết bị.
Ngoài ra, thông qua bước này, người thực hiện có thể ước lượng trước được thời gian cũng như chi phí thực hiện toàn bộ quá trình xi mạ chân không chóa đèn.
Lắp đặt chóa đèn trên thiết bị
Thao tác lắp đặt này nhằm mục đích cố định vị trí của các chóa đèn bên trong các máy móc và để điều chỉnh đúng cách cần phải dựa trên đặc điểm của từng loại chóa đèn cần xi.
Thường được lắp đặt trong các hệ thống chiếu sáng trong không gian rộng nên quá trình xi mạ chóa đèn pha cần tập trung vào tính năng hỗ trợ lan tỏa đồng đều ánh sáng. Mặt khác, khi xi mạ chóa đèn xe máy và xe hơi, người thực hiện sẽ chú trọng vào khả năng tập trung và độ phản chiếu ánh sáng của các loại chóa đèn này.
Thực hiện các lớp phủ
Tại giai đoạn này, quá trình xi mạ chân không được diễn ra bên trong các máy móc chứa các chóa đèn cần xi với công suất và kích thước lớn. Quá trình này thường trải qua 4 lớp phủ gồm lớp phủ nền, lớp xi mạ, lớp phủ màu và lớp phủ bảo vệ trên cùng.
Trong đó, lớp phủ nền và lớp phủ bảo vệ cuối cùng thường được chú trọng kỹ lưỡng. Bởi vì lớp phủ nền sẽ quyết định độ bám dính cho của lớp phủ màu trong khi lớp phủ bảo vệ giúp giảm tình trạng trầy xước, oxy hóa và bạc màu của các sản phẩm chóa đèn xi mạ chân không.
Đối với các loại chóa đèn thì quá trình thực hiện lớp phủ nền, lớp xi mạ và lớp phủ trên cùng không quá khác nhau. Tuy nhiên, ở bước phủ màu, tùy vào mục đích xi mạ chân không chóa đèn pha, chóa đèn xe máy hay xe hơi, thì bước này sẽ được điều chỉnh màu sắc sao cho phù hợp theo yêu cầu.
Hoàn thiện thành phẩm
Lúc này, các loại chóa đèn pha, chóa đèn xe máy và xe hơi đều được tiến hành các bước hoàn thiện cuối cùng nhằm kiểm tra chất lượng màu xi và lớp xi. Dựa trên quá trình xi mạ chóa đèn của riêng từng loại, quá trình này sẽ được tiến hành dựa trên các tiêu chí phù hợp, đảm bảo thành phẩm đạt yêu cầu của thị trường.
Quy trình xi mạ chóa đèn pha, chóa đèn xe máy và xe hơi sử dụng công nghệ xi mạ chân không bao gồm nhiều giai đoạn thực hiện, đòi hỏi sự chăm chút kỹ lưỡng của đội ngũ nhân lực lành nghề. Vì vậy, các cơ sở sản xuất sản phẩm nên lựa chọn các cơ sở xi mạ chân không chóa đèn đáng tin cậy để trao gửi niềm tin.